Rượu Bầu Đá chính gốc được nấu tại làng Bầu Đá, xóm Tân Long, thôn Cù Lâm Bắc, xã Nhơn Lộc, An Nhơn, Bình Định. Hiện nay còn khoảng 30 hộ tiếp tục gắn bó với nghề nấu rượu. Từ xưa đến nay, rượu vẫn được nấu theo quy trình thủ công với một công thức bí mật gia truyền, men gia truyền, đặc biệt nguồn nước để nấu rượu lấy từ nguồn nước ngầm rỉ ra từ khe nước ở trong thôn từ mấy trăm năm nay, chính nguồn nước quyết định chất lượng, hương vị, nồng độ rượu. 
 ruou bau da
     Bởi vậy nên dù có đem công thức này đi nơi khác nấu nhưng không thành công. Mà cũng đúng thôi! Nếu mà được thì đâu còn là rượu bầu đá nữa. Thông thường 6kg gạo (nếp) nấu xong chỉ lấy được khoảng 4 lít rượu. Trong đó nước đầu tiên (gọi là nước nhất) chỉ lấy được khoảng 1 chai nước suối nhỏ, và tất nhiên là nó rất nặng (>50 độ rượu), sau này có thể dùng để pha những lượt nước tiếp theo. Rượu ngon la khoảng 45 độ, trong vắt, mùi thơm đặc trưng, sủi bọt tăm nhỏ đầy ly ( cái này rót phải có nghệ thuật chứ không biết rót tới sáng cũng không sủi bọt tăm được)
 Rượu bầu đá
Thử hỏi có mấy ai đã từng nếm thử qua 1 ly Bầu Đá chính gốc thật sự?
Rất khó phân biệt rượu giả – thật, bởi nồng độ đều rất cao nhưng nếu bạn để ý quan sát kỹ và làm thử 1 ly cho biết thì bạn dễ dàng cảm nhận được:
Rượu thật: có mùi thơm phản phất của rượu gạo. Khi uống ly đầu tiếng cảm thấy rất cay và ngót ở cổ, rượu đi từ miệng xuống dạ dày có cảm giác nóng dần rân người ( rượu chạy đến đâu thì nóng người đến đó). Đến các ly sau khi bạn đã quen dần thì sẽ thấy uống rất ngon, rất êm và dễ chịu (chịu không nổi), uống say hồi nào không biết. Đặc biệt rượu uống không bị nhức đầu. Khác với rượu giả, rượu thật trong chai, rượu tinh khiết, không lắn cặn, khi lắc chai rượu sủi bọt tăm, sẽ nổi dần đều lên và sẽ đóng trên bề mặt rượu khi ngừng lắc. Rượu dễ cháy, khi cháy có màu xanh dương và cháy rất lâu (nướng mực hết xẩy)
Rượu giả (hay còn gọi là rượu chạy): những loại rượu này khó sủi tăm hoặc nếu có sủi tăm thì không tan nhanh mà bọt cứ lợn cợn trên mặt ly do tạp chất lẫn vào. Nếu là rượu trong chai ta chỉ cần lắc nhẹ là đục và rất lâu mới trong trở lại.
Hiện nay trên quốc lộ 1A, đoạn chạy qua huyện An Nhơn có rất nhiều nơi bán tràn lan. Trong đó có rất nhiều cửa hàng bán rượu giả đã làm giảm khá nhiều uy tín – chất lượng rượu Bầu Đá. Nếu chẳng may xui xẻo bạn mua trúng loại rượu cồn, chỉ cần 2 lít cồn pha với 48 lít nước thành 50 lít rượu thì khi uống sẽ ra sao nhỉ?
Do đó việc làm cần thiết hiện nay là gìn giữ chất lượng, giới thiệu, quảng bá để rượu Bầu Đá đứng vững và vươn xa hơn.

Ra Bắc vào Nam…

Quả thực là không ngoa khi tôn vinh rượu Bàu Đá lên hàng đứng đầu về các loại đặc sản đất Bình Định. Đặc biệt là rượu làm từ nếp và đậu xanh. Nhất là rượu Bàu Đá đậu xanh. Chẳng thế mà các hội thảo tầm quốc gia được tổ chức tại Bình Định, quà biếu khách mời cũng như nhà nghiên cứu chỉ dặt một thứ đó là rượu Bàu Đá. Không những chẳng ai chê món quà quê dân dã, đậm tình… mà còn sửng sốt đến kinh ngạc khi thưởng thức.
                                   Lang Ruou Bau Da
Cổng làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá – Làng Cù Lâm – Nhơn Lộc – An Nhơn. (Ảnh namtoqn)
Tôi may mắn được quen với nhà văn Lê Hoài Lương, một trong những người sành về thưởng thức Bàu Đá. Và cũng là người rất hay giới thiệu thứ đặc sản lỡ có “duyên” này với bạn bè khắp mọi miền đất nước. Có một chi tiết khá thú vị được chú cho biết – nhiều người, nhất là bạn bè làng văn ở tận Hà Nội, Sài Gòn… thường đặt mua rượu để có khi nhâm nhi, đãi khách quý và thường là đối ẩm cùng bạn cố tri…
Ngay cả bản thân mình, học rồi làm tận Sài Gòn. Đôi khi thèm Bàu Đá đến nao lòng. Bèn nhờ cậu em ở Quy Nhơn, phải cất công tới tận lò để mua dăm ba lít hòng gửi vào. Rồi nhân hứng mà bỏ chút thời giờ chiêm nghiệm lẽ tử sinh ở đời. Chưa già nhưng được cái thích gì làm nấy, vui vẻ và an nhiên.

Bàu Đá khai vị đầu xuân

Điều đó như lẽ tất nhiên ở đời… Nhiều lúc thấy mình đã già. Miệng cứ nhẩn nha hai câu thơ của Đào Tấn: “Thập lý hồi xa khan trúc trưởng / Nhất xuân tàn tửu đãi liên khai” (Bao phen rượu nhín chờ sen nở/ Mươi dặm xe về thấy trúc cao – lời dịch Vũ Ngọc Liễn). Bao khúc mắc bỗng rõ ràng, rành rọt hẳn. Không say quá độ mà chỉ nhấp hơi men đón những điềm tốt đẹp đang khai nở khi xuân về.
Bàu đá được bày bán khá la liệt nhiều nơi. Nhưng người sành phải biết “gạn đục khơi trong” để tìm được đúng cái chất truyền cảm hứng mà chấp bút nhằm đạt lộ viên mãn trong hạnh ngộ. Kể cả khi những xui rủi của năm cũ còn lấm lem chút bụi trần chen chân vào ly rượu hợp thì điều đó như một hàng động “tống cựu nghênh tân” mà thôi. Cứ mở lòng mà thưởng ngoạn!

Món quà chân thành…

Rượu Bàu Đá có khá nhiều loại. Tùy vào mỗi loại mà có các công đoạn ủ nấu khác nhau.
Cuộc sống bây giờ đúng là chẳng thiếu thứ gì. Những nhu cầu thiết yếu đều có các dịch vụ tốt cung ứng. Nhưng nấu rượu không chỉ cần kỹ thuật mà còn cần cái tâm dốc hết vào đấy. Mẻ rượu có ngon hay không đôi khi là do “dụng công” đạt độ, đôi khi lại do may mắn mà thành. Người thưởng thức rượu cũng chòng chành, đong đầy như thế chăng? Tôi thì chưa đến độ chín nẫu để hiểu tường tận nhưng bạn hữu tốt gặp nhau mà cụng cạch dăm ba ly cũng lấy làm mừng, làm tủi.
Tôi lại chỉ mong một lúc nào đó? Rượu Bàu Đá như là một cống phẩm tiến vua như lời đồn thổi xa xôi mà người ta thêu dệt nên. Người Việt tìm đến Rượu Bàu Đá như bản thân gặp được tri kỷ. Hạnh ngộ rồi viên mãn tròn đầy!
LÊ MA – CLB sáng tác trẻ Bình Định
Trên đây là một vài kinh nghiệm mà mình biết. Hy vọng sẽ nhận được những ý kiến đóng góp thêm của mọi người, để không làm mất đi hình ảnh của một loại đặc sản nổi tiếng Bình Định.

Leave a Reply